Chú chó Pug mặt nhăn đáng yêu

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

Cách nuôi chó Pug không hôi

Chó Pug bị hôi là hiện tượng rất phổ biến mà gần như người nuôi Pug nào cũng gặp phải. Vậy nguyên nhân nào gây ra mùi hôi ở chó Pug? Cách xử lý như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

I – Nguyên nhân chó pug bị hôi

♦ Các nếp nhăn

Những nếp nhăn trên mặt luôn là điểm nhận dạng nổi trội của dòng chó Pug. Tuy nhiên chính những nếp nhăn này lại là thủ phạm gây ra mùi hôi của chó Pug phổ biến hàng đầu.

Thực phẩm thừa, vi khuẩn, mồ hôi, cát bụi hoặc bất cứ thứ gì ngoài môi trường sẽ dễ dàng bị mắc kẹt lại trong các nếp gấp của chó Pug.

Nếu để lâu ngày không được vệ sinh thì những chất bẩn này sẽ sinh ra vi khuẩn bốc mùi & tạo ra mùi hương khó ngửi.

Nếu bạn thấy chú chó của mình thường xuyên gãi, hoặc cọ xát vào đồ vật thì rất có thể cơ thể chúng đã lâu không được vệ sinh.

♦ Mùi hôi từ miệng

Nguyên nhân chó Pug có mùi hôi cũng có thể xuất phát từ miệng của chúng. Trong quá trình ăn uống, nếu thức ăn cón sót trong khoang miệng hoặc về sinh răng miệng không sạch sẽ. Tình trạng này dễ gây nên các bệnh lý về răng miệng tạo mùi cho khoang miệng.

Ngoài ra nếu chó bị mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh dạ dày cũng có thể khiến hơi thở trở nên bốc mùi. Mà đây là giống chó rất hay thở bằng miệng, do đó việc bạn dễ dàng ngửi thấy mùi hôi từ chó là khó tránh khỏi.

♦ Tuyến hôi ở hậu môn

Ở tất cả các con Pug đều có một tuyến hôi nhỏ nằm ngay tại vị trí hậu môn. Tuyến hôi này có dạng như một túi nhỏ chứa chất nhầy & bốc ra mùi hôi rất khó chịu. Và do tuyến hôi này luôn đóng chặt & chó không thể tự vệ sinh được, do đó nếu người nuôi không biết hoặc lười giúp chó vệ sinh thì chó sẽ luôn bốc mùi hôi.

Ngoài ra bạn cũng cần để ý vùng lông xung quanh hậu môn của Pug, đôi khi có thể do nước tiểu hoặc phân bị dính vào lông nên gây ra mùi.

♦ Khu vực tai

Tai cũng là nơi phát ra mùi hôi ở chó pug được coi là phổ biến nhất. Do tai của Pug luôn cụp xuống nên chất bẩn, thực phẩm thừa sẽ dễ bị mắc kẹt lại hơn. Do bên trong tai ít khi tiếp xúc với môi trường ngoài nên sẽ ẩm thấp hơn, từ đó tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Nhiểm trùng tai khiến cho chó Pug có mùi hôi, nếu một chú pug thường xuyên dụi chân hay cọ tai vào các đồ vật mềm trong nhà do bị ngứa thì có thể chú chó ấy đã bị nhiễm trùng tai.

♦ Bốn bàn chân

Chân của chó Pug thường đi khắp mọi nơi trên mặt đất, đến những khu vực nhiều bụi bẩn. Do đó sẽ tiếp xúc với rất nhiều các loại vi khuẩn, những vi khuẩn này rất dễ phát triển nấm men, gây mùi hôi cho chân.

♦ Toàn bộ cơ thể

Cơ thể của Pug luôn bài tiết chất bẩn, mồ hôi & 1 lượng dầu nhất định bên trong cơ thể qua các tuyến nang lông. Mà lớp dầu này sẽ rất khó để bay hơi trong không khí, do đó nếu lưu lại trên da quá lâu sẽ bắt đầu trở nên bốc mùi.

♦ Thời điểm động dục

Khi chó Pug cái bị động dục thì mùi cơ thể sẽ tăng lên do hỗn hợp máu, mô nội mạc tử cung và chất lỏng chảy trong cơ thể.

Các mô nội mạc tử cung có thể bắt đầu phát ra mùi hôi khi khô và đóng vảy xung quanh cơ quan sinh dục. Mặc dù đây là mùi tự nhiên ở chó cái trong thời điểm động dục, nhưng nó cũng gây khá phiền toái ở nhiều người.

II – Làm sao để nuôi chó Pug không hôi?

♦ Làm sạch ở khu vực nếp nhăn

Để tránh bị hôi từ các nếp nhăn việc bạn cần làm là phải kiểm tra thường xuyên hai lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Lấy khăn ướt mềm, sạch và lau nhẹ nhàng theo một chiều. Sau khi lau bằng khăn ướt xong hay lau lại một lần bằng khăn khô để hạn chế nước còn đọng lại.

Quá trình thực hiện này sẽ giúp cho chú chó của bạn dễ dàng loại bỏ được những bụi bẩn và thức ăn thừa ở các nếp nhăn, giữ cho nếp nhăn luôn sạch sẽ và khô ráo.

Còn nếu khi bị quá nặng, các nếp nhăn bị nhiễm trùng, mẩn đỏ,…Thì hãy sử dụng thuốc trị nhiễm trùng hoặc trị nấm để vệ sinh. Nếu bị quá nặng hì hãy đưa chú chó của mình tới bác sĩ thú y nhé.

♦ Chải răng cho chó hàng ngày

Điều bạn cần làm là phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho chú chó Pug của mình. Sử dụng bàn chải đánh răng hoặc nhai kẹo 1-2 lần/ ngày. Bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng của trẻ em hoặc sử dụng bàn chải đánh răng cho chó.

Điều lưu ý là bạn nên sử dụng thuốc đánh răng dành cho chó không nên sử dụng thuốc đánh răng của con người, vì nó chứa chất độc hại và có thể gây tử vong đối với chó. Nó sẽ khiến cho hơi thở của chúng trở nên trong lành hơn. Những chú chó gặp phải vấn đề về răng miệng thì cần được chăm sóc thường xuyên hơn.

♦ Làm sạch khu vực tai

Bạn nên làm sạch khu vực tai cho chú chó của mình hai tuần một lần hoặc có thể là một tháng một lần. Vệ sinh tai thường xuyên sẽ tránh được mùi hôi và sự viêm nhiễm.

Nếu bị nhiễm trùng tai thì hãy tới bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ kê thuốc, vệ sinh tai và hướng dẫn cách bạn vệ sinh tai cho đúng nhất.

♦ Giữ hậu môn sạch sẽ

Điều bạn phải làm để mùi hôi không phát ra từ đường hậu môn là giữ hậu môn sạch sẽ. Khi tắm rửa thì không được bỏ qua hậu môn mà phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên vắt tuyến hậu môn để cải thiện mùi hương.

Sử dụng các loại khăn lau cho chó vì các loại khăn này không chứa cồn, paraben và các chất hóa học khác. Nếu như chú chó Pug nhà bạn có tuyến hậu môn nặng mùi hãy đưa tới bác sĩ thú y.

♦ Rửa chân cho Pug hàng ngày

Để tránh việc nấm mốc bàn chân thì bạn cần phải rửa chân hàng ngày cho chúng. Nếu bàn chân đã bị nấm thì nên làm sạch bằng thuốc của bác sĩ thú y kê. Nên thường xuyên cắt tỉa móng chân để bụi bẩn không mắc vào đó.

♦ Tắm cho chó định kỳ

Nếu lâu ngày bạn không tắm cho chó thì đó cũng là nguyên nhân phát ra mùi hôi. Việc của bạn là phải tắm bằng những sản phẩm sữa tắm chuyên dụng cho chó thường xuyên hơn để tránh phát ra những mùi hôi gây khó chịu.

Sau khi tắm xong hãy sấy khô hoặc lau khô người cho chúng. Trung bình bạn có thể tắm cho chúng từ 4-6 lần/ tuần.

Bạn cũng không nên tắm quá thường xuyên cho chúng vì việc đó có thể làm giảm lớp dầu tự nhiên của chúng. Những lớp dầu đó sẽ bảo vệ lông và da của chúng được khỏe mạnh

III – Lời khuyên khi nuôi chó Pug cẩn thận nhưng vẫn hôi

Khi đã làm các bước trên rồi mà chú chó Pug của bạn vẫn bị hôi? Cũng có thể là do bạn chưa sử dụng đúng loại sữa tắm dành cho chó hoặc sữa tắm đó chưa đủ thơm.

Việc bạn cần chú ý là hãy tắm thật kỹ càng, chà đủ sâu, đủ mạnh mọi nơi trên cơ thể chúng và bao gồm cả các nếp nhăn. Hãy lau khô người trước khi chúng ra ngoài vì biết đâu chúng lại lăn ra đất.

Nếu đã tắm, vệ sinh đúng cách mà chú chó Pug của bạn vẫn có mùi hôi thì hãy đến gặp bác sĩ thú ý để xem chúng gặp vấn đề gì nhé, có thể là chúng đang bị nhiễm trùng.

Trên đây chúng tôi đã đưa ra những nguyên nhân có thể khiến cho chú chó Pug của nhà bạn bị hôi và cả cách nuôi chó Pug không bị hôi. Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi sẽ giúp cho bạn hiểu hơn những nguyên nhân gây ra mùi hôi ở cho Pug và cách khắc phục nữa. Hãy đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời nếu chú chó nhà bạn đang có biểu hiện để tránh nấm mốc nhé.

Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ

Chó là thú cưng được nhiều người yêu thích, nuôi dưỡng và huấn luyện. Trong đó, việc huấn luyện đặc biệt là dạy chúng đi vệ sinh được đặc biệt quan tâm. Sau đây là 4 cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ.

Việc huấn luyện chó nên được bắt đầu từ sớm bởi những chú chó con dễ dàng huấn luyện và tạo thành thói quen hơn. Với 4 cách sau đây bạn có thể dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ.

1. Nguyên nhân chó đi vệ sinh sai chỗ

Chó đi vệ sinh sai chỗ

Chó đi tiện lung tung, không đúng chỗ có thể xuất phát từ trạng thái tâm lý của chúng, không như việc vãi, són vui mừng khi gặp chủ thì việc chó đi vệ sinh lung tung có thể do hoảng sợ, bị đánh đập hay các vấn đề tâm lý khác như stress,... hoặc các bệnh khác như tiêu chảy, giun sán, viêm gan truyền nhiễm,...

2. Dấu hiệu chó sắp buồn đi vệ sinh

Dấu hiệu chó sắp buồn đi vệ sinh

Chó có thể buồn đi vệ sinh khi vừa thức dậy, ăn uống no, ra khỏi chuồng, nhà. Khi buồn đi vệ sinh chúng có thể vòng vòng, hít ngửi, ngồi xổm, rên rỉ.

3. Dạy chó đi vệ sinh đúng bắt đầu từ đâu?

Dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ

Tìm hiểu đặc điểm, tính cách chó nhà bạn: Cần xác định xem địa điểm mà chó bạn sẽ đi vệ sinh khi có nhu cầu là ở đâu.

Tập cho chó thói quen ăn uống đúng giờ: Việc tập cho chúng ăn uống đúng giờ giúp bạn theo dõi dễ dàng thời gian mà chúng muốn đi vệ sinh.

Kiểm soát thời gian chó đi vệ sinh.

4. Cách dạy chó đi vệ sinh đúng cách

- Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ ngoài trời

Để huấn luyện chó đi vệ sinh đúng ở bên ngoài, bạn cần mở cửa hay có sân; bạn nên dắt chúng ra ngoài huấn luyện để chúng có thể quen với việc đi vệ sinh ở ngoài từ đó tạo thành thói quen.

Bạn dắt chúng ra ngoài bằng 1 đường và chỗ quen thuộc để chúng có thể dần làm quen với trình tự này, chúng sẽ đánh hơi được chỗ đi ngoài của chúng.

Dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ ngoài trời

Chó con thường đi vệ sinh nhiều lần trong ngày nên bạn cần chỉnh thời gian hợp lý để đưa chúng ra ngoài. Cách này không hề khó nhưng cần bạn phải kiên nhẫn để huấn luyện chúng.

- Cách dạy chó không đi bậy trong chuồng

Với cách này, bạn sẽ huấn luyện chúng không đi bậy trong chuồng, giữ chuồng được sạch sẽ. Nếu chó ở chuồng quá lâu, chúng không thể nhịn việc đi vệ sinh. Vậy nên bạn cần dạy cho chúng ra khỏi chuồng và tập chúng tự vào chuồng lại. Tiếp đó, dạy chúng đi vệ sinh đúng chỗ.

Bạn nên xây dựng thời gian biểu cố định cho chúng, tạo thói quen cho chúng điều chỉnh hành vi. Tương tự, bạn có thể dạy chúng phân biệt nơi ngủ, ăn uống và đi vệ sinh. Từ đó, bạn không cần lo việc chó đi lung tung trong chuồng hay thậm chí là trong nhà.

- Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ trên tờ giấy

Cách này giúp chó quen với việc đi trên tờ giấy, tấm lót hay tờ báo. Trải giấy vào nơi mà ban muốn chúng “đi” tại đó; những nơi dễ dọn dẹp như nhà tắm, không nên chọn nơi mà chúng vui chơi, ăn uống, ngủ. Bạn cần chú ý biểu hiện chúng sau khi trải giấy ra xem chúng có muốn dấu hiệu đi vệ sinh không.

Khi chúng đi trên đấy, bạn đợi mùi chất thải thấm xuống lớp giấy dưới, bạn cần bỏ lớp giấy dơ thay giấy sạch vào. Chú ý đặt giấy sạch vào dưới giấy thấm mùi, để chúng có thể đánh hơi vào lần sau và đi đúng chỗ.

Nếu chúng có quên thì bạn cần kiên nhẫn đặt tờ giấy có mùi nước tiểu trên những tờ giấy khác và khi chúng đi sai chỗ, bạn cần xịt khử mùi để chúng không còn đánh hơi chỗ mà chúng đã đi sai nữa.

- Cách dạy chó đi vệ sinh vào khay, bồn cầu

Dạy chó đi vệ sinh vào khay vệ sinh

Dạy chó vệ sinh vào khay sẽ giúp bạn đỡ phải dọn dẹp khi thú cưng phóng uế bừa bãi.

Bạn cần mua các khay nhựa ở cửa hàng thú cưng, bạn cần chọn khay vệ sinh phù hợp theo độ tuổi và chiều cao của thú cưng.

Bạn dùng tấm lót thấm một ít nước tiểu của thú cưng rồi đặt vào khay vệ sinh, như vậy cún sẽ nhận biết được nơi mình đi vệ sinh. Để đỡ dọn dẹp thì bạn nên đặt khay vệ sinh gần chuồng cún hoặc gần toilet.

Dắt cún vào khu vực đi vệ sinh và hô ''tè'' hoặc''ị'' sau vài ngày cún sẽ thành thục việc đi vệ sinh vào khay.

Dạy chó đi vệ sinh vào khay

Dạy chó đi vệ sinh vào bồn câu

Đầu tiên, bạn cần để ý khu vực cún thường đi vệ sinh, sau đó dùng tấm lót thấm nước tiểu của cún và đặt vào bồn cầu để thú cưng biết khu vực chúng nên đi vệ sinh

Bạn dắt cún vào và cho chúng ngửi khu vực bồn cầu có mùi nước tiểu, sau đó hô ''tiểu'' hoặc ''ị'' để chúng quen.

Khi cún muốn đi vệ sinh, mang thú cưng vào WC rồi hô khẩu lệnh, sau đó để cún ở trong đó khoảng 10 phút.

Dạy chó đi vệ sinh trong bồn cầu

Bạn thực hiện việc này liên tục để cún quen dần, khi nào cún muốn đi vệ sinh thì dắt vào, sau khoảng 1 tuần cún sẽ quen.

 

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2022

Những bệnh thường gặp ở chó Pug

Chó Pug nổi tiếng là một giống chó đáng yêu và thông minh nên được nhiều người chọn nuôi. Pug là giống chó ít bệnh vặt và có tuổi đời dài từ 12-15 năm, hoặc lâu hơn nếu có môi trường sống phù hợp. Tuy nhiên, giống như các giống chó khác, nếu không được chăm sóc đúng cách, chó sẽ mắc phải nhiều bệnh. Dưới đây mình sẽ cung cấp thôn tin về một số bệnh thường gặp ở chó Pug để các bạn có phương án phòng tránh bệnh cho chó hiệu quả.

Các vấn đề sức khoẻ phổ biến nhất của Pug là:

·        Các bệnh di truyền: các vấn đề xương khớp hay bệnh động kinh (PDE) khá phổ biến ở chó Pug xuất hiện do di truyền. Do đó, hãy chọn nuôi chó Pug từ các địa chỉ uy tín, rõ ràng nguồn gốc để tránh các vấn đề sức khoẻ này. 

·        Các bệnh nhiễm virus nguy hiểm ở chó: bệnh Parvo, bệnh Care, ho cũi chó,… Đây là các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng với bất kỳ chú chó nào và cách tốt nhất chính là phòng bệnh bằng cách tiêm vac-xin cho chó đầy đủ và đúng lịch. Lưu ý, nên mang Cún về nhà khi đủ 2 tháng tuổi trở lên và đã được tiêm 2 mũi vac-xin.

·        Các bệnh về hô hấp: Khó thở là một bệnh thường gặp ở chó Pug do chúng có cấu tạo hộp sọ khá lạ. Giống chó này dễ bị khó thở khi thời tiết nóng hoặc chạy nhảy nhiều. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm nhưng khi thấy miệng và mũi chó sủi bọt thì bạn nên đem chúng đến cơ sở thú y sớm nhất để tránh hậu quả nghiêm trọng.

Để hạn chế tình trạng khó thở ở chó Pug, bạn nên để chúng sống ở một không gian khô ráo, thoáng mát; tránh chạy nhảy, đùa nghịch quá sức, cung cấp nhiều nước ngọt và giữ cho chúng luôn ở mức cân nặng hợp lý là các cách để hạn chế các vấn đề về hô hấp ở chó Pug. Vào mùa hè chỉ nên cho chó Pug ra ngoài lúc sáng sớm hoặc chiều tối khi đã hết nắng.

Chó Pug dễ mắc các bệnh về hô hấp

Ngoài ra, mặt của chó Pug có nhiều nếp nhăn nên nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ gây ra những vấn đề về da qua những nếp nhăn đó. Bởi thế nên bạn phải thường xuyên vệ sinh sâu bên trong những nếp nhăn sau khi chó nô đùa ngoài trời.

·        Các bệnh về mắt: Đôi mắt lồi của chó Pug sẽ dễ mắc một số vấn đề gây kích ứng và đau mãn tính. Điều quan trọng là bạn phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thú y ngay khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng  bất thường nào ở mắt của chó Pug.

Pug rất dễ bị khô mắt. Nguyên nhân gây ra khô mắt là do bệnh viêm kết giác mạc. Bệnh này có khả năng khiến chú chó bị mù lòa.

Bên cạnh đó, Pug còn có khả năng mắc bệnh đục thủy tinh thể. Căn bệnh này sẽ gây hại nhiều cho thị giác của chó và chỉ có thể chữa trị bằng phương pháp mổ. Nếu một ngày nào đó bạn cảm thấy mắt Pug có 1 đám mờ mờ màu xanh thì đó chính là đục thủy tinh thể.

Pug có 1 đôi mắt to tròn và lồi nên rất dễ bị những vật sắc nhọn va chạm làm tổn thương mắt dẫn đến loét. Khi Pug xuất hiện những triệu chứng của những bệnh trên hãy mang đến bác sĩ thú y để có giải pháp chữa trị tránh những di chứng về sau. 

·        Chó Pug dễ bị béo phì: Chó Pug là dòng chó cảnh ăn khá nhiều. Hầu hết những chú chó thuộc giống này sẽ không bao giờ từ chối bất cứ đồ ăn nào. Vì vậy chúng dễ mắc bệnh béo phì.

Béo phì không chỉ khiến chúng trở nên lười vận động, ục ịch mà còn là 1 nguyên nhân gây nên nhiều bệnh của chó Pug. Vì vậy để phòng tránh bệnh béo phì ở chó Pug, bạn cần cân đối lượng thức ăn hằng ngày cho chó. Bạn nên tránh để chúng ăn quá no. Ngoài ra, bạn cũng thường xuyên nên cho chúng chạy nhảy hay vận động để rèn luyện sức khỏe.

Chó Pug dễ mắc bệnh béo phì

·        Nhiễm trùng, dị ứng da: Các nếp gấp trên da của chó Pug có thể giữ bụi bẩn và độ ẩm, tạo cơ hội nhiễm trùng da do vi khuẩn phát triển. Cần giữ cho không gian sống của chó Pug luôn khô thoáng mát mẻ và vệ sinh cơ thể thường xuyên cho Cún. 

Cách nuôi chó Pug con từ 2 đến 6 tháng tuổi

        Pug là giống chó mặt xệ với thân hình tròn mập, mũm mĩm, trông cực kỳ đáng yêu. Giống cảnh khuyển này được nhiều người Việt Nam chọn mua do rất dễ nuôi và không tốn quá nhiều công chăm sóc.

        Nếu bạn có nhu cầu mua chó Pug con thì các bạn nên lựa chọn những chú Pug con từ 2 tháng tuổi trở lên. Đây là giai đoạn chó Pug đã cai sữa mẹ và cứng cáp, khỏe mạnh hơn. Lúc này, cách nuôi chó Pug con cũng dễ chịu hơn nhiều và giảm thiểu được những rủi ro không đáng có.

Cách nuôi chó Pug con từ 2 đến 6 tháng tuổi

        Sau đây, mình sẽ hướng dẫn cho các bạn kinh nghiệm nuôi Pug con (từ 2 - 6 tháng tuổi) cho những bạn mới bắt đầu.

1.     Đối với chó Pug từ 2 đến 3 tháng tuổi

            Giai đoạn này là giai đoạn chó Pug con mới bắt đầu tập ăn. Mình khuyên các bạn chỉ cần cho các bé dùng cháo loãng nấu với nước hầm xương, rau củ quả xay nhuyễn là được.

            Sau mỗi bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm sữa ấm cho các bé để các bé hấp thụ thêm canxi. Khẩu phần ăn giai đoạn này là 4 bữa/ngày, thời gian các bữa ăn cần cách đều nhau.

Chó Pug con 2 tháng tuổi

            Lưu ý: ở giai đoạn này bạn tuyệt đối không cho các bé ăn đồ sống/tái. Những thực phẩm như tôm/cua/cá/… và xương cũng không được cho các bé ăn bởi hệ tiêu hóa của các bé còn yếu

2.      Đối với chó Pug từ 3 đến 6 tháng tuổi

Cách nuôi chó Pug con giai đoạn này vẫn cần một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Các bé vẫn chưa ăn được xương và không thể ăn quá nhiều. Hệ tiêu hoá chưa ổn định khiến việc nạp quá nhiều thực phẩm sẽ làm các bé bị đau bụng và tiêu chảy. Các bé chỉ nên ăn 2-3 bữa/ngày, bao gồm các thức ăn sau: cơm nhão, rau/củ/quả xay nhuyễn, thịt băm.

Giai đoạn này bạn có thể cho các bé ăn thêm tôm/cua/cá... để bổ sung thêm chất. Bạn cũng nên bổ sung thêm sữa ấm khoảng 300-400ml mỗi lần và 2-3 quả trứng vịt lộn mỗi tuần. Trứng vịt lộn cực kỳ tốt cho sự phát triển của Pug, giúp lông của chúng trông mượt mà và óng ả hơn.

Chó Pug mặt xệ đáng yêu

Những bé Pug tuổi này nên được dùng thức ăn được nấu chín hoàn toàn, tuyệt đối không được ăn đồ tươi sống.


Thứ Tư, 16 tháng 3, 2022

Cách nuôi chó mặt xệ (Pug) hiệu quả dành cho người chưa có kinh nghiệm

Chó mặt xệ (Pug) là giống chó rất thân thiện và thích được quan tâm. Vậy làm sao để nuôi giống chó này hiệu quả trong khi bạn chưa có kinh nghiệm? Cùng tìm hiểu nhé!

Pug sở hữu thân hình mũm mĩm với 4 chân ngắn ngủn vô cùng dễ thương. Tuy nhiên, khi mới nuôi chó Pug, chỉ tập trung vào chế độ ăn uống, vui chơi, luyện tập thôi là chưa đủ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách nuôi giống chó này cho người chưa có kinh nghiệm nhé!

1Chó mặt xệ (Pug) là giống chó gì?

Nguồn gốc của chó Pug

Chó Pug hay còn gọi là chó mặt xệ, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vào thế kỷ 16, chúng được đưa đến vào Châu Âu; sang đến thế kỷ 19. Những chú chó này đã trở thành thú cưng của Nữ Hoàng Victoria.

Từ đó, giống chó này ngày càng nổi tiếng. Ngoài ra, vào năm 2004, đã có một chú chó Pug giành được giải Nhất trong sự kiện World Dog Show.

Nguồn gốc của chó PugNguồn gốc của chó Pug

Đặc điểm của những chú chó Pug

Giống chó này có khá nhiều nếp nhăn trên khuôn mặt, mắt tròn và lồi, đuôi xoăn, mõm ngắn cùng bộ lông mềm mịn với nhiều màu khác nhau. Cơ thể chúng khá ngắn, cao từ 26-42 cm, trông khá giống một cục thịt tròn; cân nặng dao động từ 6-8kg.

2Chế độ dinh dưỡng dành cho chó chó mặt xệ (Pug) theo từng độ tuổi

Đối với chó Pug từ 2 đến 3 tháng tuổi

Đây là giai đoạn này chó Pug con mới bắt đầu tập ăn, vì vậy bạn nên cho chúng ăn đồ loãng và xay nhuyễn. Sau bữa ăn, bạn có thể cho chúng uống thêm sữa ấm. Khẩu phần ăn giai đoạn này là 4 bữa/ ngày và thời gian giữa mỗi bữa ăn cách đều nhau.

Đối với chó Pug từ 2 đến 3 tháng tuổi

Một lưu ý nhỏ dành cho bạn là bạn không được cho chúng ăn đồ sống, xương cũng như các thực phẩm như tôm, cua, cá,...

Đối với chó Pug từ 3 đến 6 tháng tuổi

Đối với chó Pug từ 3 đến 6 tháng tuổi

Ở giai đoạn này chúng vẫn chưa ăn được xương. Do hệ tiêu hoá chưa ổn định nên bạn đừng cho chúng ăn quá nhiều nhé. Những chú chó mặt xệ này chỉ nên ăn 2-3 bữa/ ngày, thức ăn cho chó Pug có thể bao gồm: Cơm nhão, rau, củ, quả xay nhuyễn, tôm, cua, cá hay thịt băm.

Đối với chó Pug trưởng thành

Đối với chó Pug trưởng thành

Giai đoạn này chó Pug rất dễ béo phì, vậy nên bạn cần kiểm soát lượng thức ăn của chúng bởi chúng rất ham ăn. Thông thường, bạn chỉ cần cho Pug ăn 2 bữa/ ngày là đủ.

3Cách chăm sóc, vệ sinh cho chó mặt xệ (Pug)

Khi chăm sóc những chú chó mặt xệ, bạn nên chú ý những điểm sau:

Lau các nếp gấp trên mặt chó mỗi tuần một lần. Những nếp gấp này có thể dính nước bọt, bụi bẩn cũng như thức ăn gây kích ứng cho chó và khiến chúng bốc mùi khó chịu. Bạn chỉ cần dùng tăm bông thấm ít nước ấm sau đó lau dọc theo các nếp gấp quanh mũi và mắt chó là được.

Cách chăm sóc, vệ sinh cho chó mặt xệ (Pug)

Chải lông cho chó 1-2 lần/ tuần. Giống chó này rất dễ rụng lông, để giữ cho chúng có bộ lông thật khỏe mạnh, bạn nên chải lông chúng mỗi tuần một hoặc hai lần. Bạn có thể chải bằng lược chải lông chó hoặc bàn chải chuyên dành cho chó khi rụng lông.

Làm vệ sinh tai cho chó bằng loại dung dịch đặc biệt một lần/ tuần. Tai của chó Pug cũng là điểm rất dễ tích tụ bụi bẩn.

Cách chăm sóc, vệ sinh cho chó mặt xệ (Pug)

Vậy nên, bạn cần vệ sinh tai cho chúng mỗi tuần một lần bằng cách nhỏ dung dịch đặc biệt vào tai chó, tiếp đến dùng bông gòn lau sạch. Bạn cần chú ý không đẩy bông gòn quá sâu vào tai chó vì điều này sẽ dẫn đến tổn thương cho tai của chúng.

Cách chăm sóc, vệ sinh cho chó mặt xệ (Pug)

Tắm cho chó pug một lần/ tháng. Dù chó của bạn không có mùi hôi hay bụi bẩn, bạn vẫn cần tắm cho chúng mỗi tháng một lần. Bạn cần dùng xà phòng chuyên tắm chó để tắm cho chúng nhé. Loại xà phòng này bạn có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng thú cưng.

Cách chăm sóc, vệ sinh cho chó mặt xệ (Pug)

Cắt móng cho chó. Vì chó pug không mài móng nên bạn cần định kỳ cắt móng cho chúng. Bạn cần dùng kìm bấm móng dành cho chó để tránh làm hư móng; khi cắt, bạn cắt vào bên dưới phần mềm ở giữa móng, gọi là tủy móng.

4Lưu ý khi nuôi cho chó mặt xệ (Pug)

Pug là giống chó năng động trong thời gian ngắn bởi chiếc mũi tẹt của chúng khiến việc làm mát cơ thể khi vận động trở nên khó khăn. Bạn nên cho chó đi dạo 1-2/ ngày và chơi các trò chơi như trò nhặt đồ vật, kéo co hay đuổi bắt trong nhà hoặc trong sân.

Lưu ý khi nuôi cho chó mặt xệ (Pug)

Một số lưu ý dành cho bạn khi nuôi chó Pug:

- Không cho chó tiếp xúc với thời tiết cực đoan.

- Dùng đai yếm cho chó pug.

- Tạo khoảng không gian riêng cho chó pug trong nhà.

- Cố định lịch sinh hoạt hàng ngày của chó.

- Đưa chó Pug đi khám hai lần/năm.

- Và điều cuối cùng, đừng bao giờ để chó con ở một mình bạn nhé. Chó pug là sinh vật cực kỳ tò mò, nó có thể gây ra những chuyện mà bạn không tưởng đấy.